Tuy vậy, điều đầu tiên bạn cần biết là, tình huống đó có thể sửa chữa hay giải quyết được. Sau đó, bạn hãy hỏi một số chuyên gia truyền thông xã hội về cách thức xử lý.
Giám đốc quản lý truyền thông xã hội của Tập đoàn Viễn thông và Truyền thông Cox Martin Jones đã tư vấn một số biện pháp để vượt qua những khủng hoảng trên các trang mạng xã hội như Facebook:
Xây dựng trước một kế hoạch truyền thông xã hội
Các doanh nghiệp và cá nhân nổi tiếng nên đề phòng một thảm họa truyền thông xã hội bằng cách xây dựng trước một kế hoạch. Mỗi nhân viên, người đại diện hay người phụ trách mảng truyền thông xã hội phải biết được nội dung nào được đăng, nội dung nào không được đăng trên trang mạng xã hội của doanh nghiệp. Bằng cách đó, các doanh nghiệp đã bước đầu hạn chế được những rủi ro.
Lập trước kế hoạch xử lý khủng hoảng truyền thông xã hội
![]() |
Ảnh minh họa. |
Một khi đã vướng vào khủng hoảng, bạn sẽ dễ mắc sai lầm hoặc không thể đưa ra được quyết định sáng suốt. Do vậy, việc lập trước kế hoạch xử lý là vô cùng cần thiết. Kế hoạch đó nên bao gồm phương án liên hệ ngay lập tức với các bên quan trọng.
Phân quyền quản lý tài khoản
Hầu hết các mạng xã hội đều cho phép nhiều người có quyền quản lý tài khoản. Doanh nghiệp cần phân quyền cho chủ doanh nghiệp và các nhân viên có công việc liên quan đến trang mạng xã hội. Một khi có quyền quản lý tài khoản, bạn có thể nhanh chóng áp dụng kế hoạch xử lý khủng hoảng để giảm thiểu thiệt hại.
Không được phản ứng thiếu suy nghĩ
Phản ứng một cách thận trọng và có kế hoạch sẽ tốt hơn nhiều so với việc phản ứng thiếu suy nghĩ, đặc biệt đối với các doanh nghiệp. Nếu bạn là người phụ trách một trang mạng xã hội của doanh nghiệp, bạn cần chuẩn bị trước cách thức xử lý khủng hoảng.
Nhiều doanh nghiệp không hề có sẵn kế hoạch xử lý khủng hoảng trên mạng xã hội. Do vậy, khi phản ứng vội vàng và không phù hợp, họ chỉ khiến vấn đề trầm trọng hơn, khiến cho những người chỉ trích họ tức giận hơn mà thôi.
Tốt nhất, bạn nên dừng lại suy nghĩ để có thể phản ứng một cách có chừng mực và thận trọng, xoa dịu sự tức giận của cộng đồng mạng.
Không nên giấu những sai lầm
Ngay cả những nhà tiếp thị truyền thông xã hội hiểu biết nhất đôi khi cũng có thể mắc sai lầm. Tuy nhiên, sai lầm lớn nhất lại nằm ở chỗ không chịu thừa nhận sai lầm. Dù bạn hay người nào đó đang sử dụng tài khoản của bạn đã đăng tải một nội dung sai trái, thì bạn cũng vẫn cần nhận trách nhiệm. Đừng tự gây tổn hại tới danh tiếng của mình bằng cách coi như chưa từng có gì xảy ra bởi người dùng mạng xã hội đã chia sẻ hay chụp lại bài đăng của bạn.
Bạn cũng đừng tranh luận với cộng đồng mạng rằng bài đăng của bạn không hề xấu hay bạn đã đúng và bị hiểu lầm. Tranh luận về điều đó chỉ khiến cho sự việc tiếp tục “nóng” và thu hút sự chú ý của nhiều người hơn mà thôi.
Do vậy, hãy thừa nhận và nói rằng bạn hiểu tại sao mọi người lại đang giận dữ. Hãy xin lỗi chân thành và nói rằng bạn cảm thấy rất có lỗi khi làm như vậy. Nếu bạn có trách nhiệm với sai lầm của mình, cộng đồng sẽ dễ thông cảm với bạn hơn.
Xây dựng lại hình ảnh
Điều này cực quan trọng nhất là đối với các doanh nghiệp hay những người nổi tiếng. Nếu làm tốt, bạn không chỉ phục hồi lại uy tín thương hiệu hay tên tuổi mà còn khiến chúng được yêu mến hơn sau khi gặp thảm họa truyền thông xã hội. Kế hoạch xây dựng lại hình ảnh phụ thuộc vào loại thảm họa mà bạn gặp phải.
" alt=""/>Cách xử lý khi bị “ném đá hội đồng” trên FacebookSau gần 8 năm gắn bó với Facebook, Giám đốc Quản lý sản phẩm Peter Martinazzi đã rời công ty. Sản phẩm cuối cùng của anh, Messenger Day, được tung ra hôm 9/3. Martinazzi là nhân vật được kính trọng và yêu mến tại mạng xã hội. Anh làm việc cùng nhóm phát triển trong một số năm đột phá của Facebook trước IPO và phụ trách tất cả sản phẩm Mesenger trong suốt cuộc hiện đại hóa thiết kế 3.0 năm 2013.
Theo người phát ngôn Facebook, Peter nghỉ việc để du hành thế giới. Đây là điều dễ hiểu sau thời gian phát triển thần tốc của Facebook kể từ năm 2009. Martinazzi cho biết anh vẫn yêu công ty nhưng chỉ nóng lòng muốn khám phá bên ngoài California.
Martinazzi ra đi đúng vào thời điểm quan trọng với Messenger khi ứng dụng chuyển từ nhắn tin thông thường sang công cụ truyền thông trực quan, đa phương tiện, kết nối doanh nghiệp với người dùng, thương mại điện tử. Martinazzi đã giúp Messenger tiếp cận hơn 1 tỷ người dùng, tạo ra thế dẫn đầu so với nhiều ứng dụng cùng loại.
" alt=""/>Giám đốc sản phẩm Facebook Messenger nghỉ việcCông nghệ thực tế ảo là một khái niệm khá mới mẻ, chỉ mới xuất hiện vào những thập niên 90 trở lại đây. Thực tế ảo (Virtual Reality, viết tắt là VR) là thuật ngữ miêu tả một môi trường mô phỏng bằng máy tính hoặc các thiết bị chuyên dụng khác.
Đa phần các môi trường thực tế ảo chủ yếu là hình ảnh hiển thị trên màn hình máy tính hay thông qua kính nhìn ba chiều, tuy nhiên một vài mô phỏng cũng có thêm các loại giác quan khác khác như âm thanh hay xúc giác.
Với công nghệ thực tế ảo này, các hình ảnh trên máy tính hoặc các thiết bị chuyên dụng sẽ được mô tả lại ra ngoài đời giống hệt như thật. Không những thế, các hình ảnh mô phỏng này còn có thể tương tác trực tiếp theo tín hiệu của người sử dụng bằng các hành động, lời nói với thời gian xảy ra hoàn toàn khớp nhau theo thời gian thực.
Nhiều nhà khoa học cho rằng, năm 2017 sẽ tiếp tục là năm mà công nghệ thực tại ảo tiếp tục phát triển vượt bậc. Rất nhiều thiết bị hỗ trợ người dùng thực tại ảo như kính và tai nghe đã đổ bộ vào thị trường và tiếp cận hàng triệu người. Tuy nhiên, khi mọi người càng đắm mình vào môi trường thực tại ảo thì lại có càng nhiều báo cáo đáng lo ngại về ảnh hưởng của công nghệ này đến sức khỏe của người sử dụng.
Các nhà khoa học đã bước đầu khẳng định được những chiếc kính thực tại ảo này có thể thật sự gây ra một loại bệnh chóng mặt buồn nôn có tên là bệnh thực tại ảo. Các nhà sản xuất kính thông minh và các nhà phát triển phần mềm đã nỗ lực để chống lại nó. Nhưng nhiều người dùng vẫn liên tục mắc bệnh. Đây là một trở ngại lớn cho việc áp dụng rộng rãi công nghệ thực tế ảo trong tương lai.
Kay Stanney, một kỹ sư phát triển công nghệ thực tại ảo tại công ty Design Interactive ở Orlando (Hoa Kỳ) cho biết: "Có rất nhiều người không thể chịu được công nghệ thực tại ảo”.
" alt=""/>Công nghệ thực tế ảo gây hại khôn lường đến sức khỏe